Bài viết này TNS sẽ giúp bạn nhận ra được 6 mặt trái của du học Úc. Những thông tin này sẽ là nền tảng để bạn có thể chuẩn bị tinh thần tốt nhất cho quá trình du học sắp tới.
1. Đối mặt với sự cô đơn
Khi đặt chân đến môi trường mới thì bạn sẽ không tránh khỏi cảm giác cô đơn. Bắt đầu từ giây phút đó, bạn sẽ phải tự mình làm quen với mọi thứ từ văn hóa, ngôn ngữ cho đến thức ăn, cách sinh hoạt,…
Trong trường học, bạn có thể sẽ là học sinh duy nhất đến từ Việt Nam hoặc trong lớp chỉ có bạn là người Châu Á. Từ sự khác biệt này nên khoảng thời gian đầu bạn sẽ có cảm giác cô đơn, tủi thân.
Nhưng bạn đừng lo, hầu hết con người Úc đều rất gần gũi nên bạn hãy làm quen thêm nhiều bạn mới để xua đi cảm giác cô đơn khi xa nhà.
2. Bất đồng ngôn ngữ
Du học sinh Việt Nam thường nói tiếng Anh với giọng nặng nên có thể sẽ hơi khó giao tiếp trong khoảng thời gian đầu đến Úc. Hoặc giảng viên giảng bài bạn không nghe kịp, hoặc bạn nói thì ít người hiểu. Điều này trở thành rào cản rất lớn trong việc tiếp thu kiến thức và giao tiếp với mọi người.
Học tiếng Anh, hiểu tiếng Anh được xem là một kĩ năng. Mà kĩ năng thì có thể trau dồi bằng cách học thêm từng ngày. Bạn có thể nâng cao trình độ tiếng Anh bằng cách tham gia những câu lạc bộ, các chương trình tình nguyện để tạo môi trường giao tiếp nhiều hơn. Sau này, bạn sẽ không còn sợ bất kỳ rào cản ngôn ngữ nào nữa.
Xem thêm: Du học Úc dưới 18 tuổi và những điều cần lưu ý
3. Làm thêm để tiết kiệm trang trải học phí
Học tập ở nước ngoài sẽ có chi phí cao hơn rất nhiều so với học tại Việt Nam. Bạn sẽ phải cần chi các khoản tiền như: tiền sinh hoạt, ăn uống cá nhân, tiền thuê nhà, tiền đi lại,… Những khoản tiền này gây áp lực rất lớn cho các sinh viên khi du học Úc
Chính phủ Úc cho phép sinh viên được làm thêm tối đa 40h/2 tuần để kiếm thêm thu nhập. Hãy làm theo những quy định về việc làm thêm của Chính phủ Úc dành cho sinh viên quốc tế, vì bạn có thể sẽ bị tước visa nếu vi phạm.
Kiếm được tiền sẽ là rất tốt nhưng bạn đừng quên nhiệm vụ chính của mình sẽ là cố gắng học tập thật tốt nhé!
Xem thêm: Du học sinh Úc làm thêm: cách tìm, mức lương, kinh nghiệm
4. Cảm giác tủi thân vì bản thân không giỏi như mình nghĩ
Khi du học Úc, điều kiện tối thiểu mà bạn cần phải đáp ứng đó là điểm GPA và chứng chỉ tiếng Anh quốc tế. Nhiều bạn cho rằng chỉ cần năng lực tiếng Anh tốt thì mình sẽ dễ dàng hòa nhập và giao tiếp với mọi người? Thực ra không phải như thế.
Với những buổi học đầu trên giảng đường, có thể bạn đã rất cố gắng tập trung nhưng đôi lúc vẫn không hiểu giảng viên đang nói gì. Tại những buổi làm việc nhóm, bạn cảm thấy rụt rè vì xung quanh người xa lạ, điều đó khiến bạn không dám nêu lên ý kiến của mình.
Từ những điều này, bạn cảm thấy hoài nghi về năng lực bản thân, thậm chí cảm thấy mình chưa thật sự giỏi.
Thực tế, mỗi bạn sinh viên khi vừa du học Úc đều sẽ trải qua những cảm giác giống bạn. Bạn hãy cố gắng trau dồi từng ngày, từ từ bạn sẽ quen với mọi thứ, từ ngôn ngữ đến văn hóa.
Xem thêm: Cẩm nang du học Úc dành cho sinh viên
5. Hụt hẫng vì thực tế không như tưởng tượng
Người ta thường nói, để biết được chính xác một thứ gì đó thì ta phải tự mình trải nghiệm và đúc kết ra kết quả. Quốc gia nào cũng thế, sẽ có những mặt tốt và mặt không tốt. Tương tự, nước Úc cũng sẽ có những cái tốt xấu riêng của mình.
Đa số người dân Úc là những người thân thiện nhưng đâu đó vẫn sẽ còn vấn nạn phân biệt chủng tộc diễn ra.
Có phải bạn biết đến Úc là một quốc gia hạnh phúc và đáng sống nhất thế giới? Nhưng trên thực tế, bạn cũng sẽ bắt gặp những người vô gia cư sống ngoài đường.
Bạn nghĩ đến Úc bạn sẽ được ăn những món ăn lạ mà Việt Nam không có? Nhưng thật ra, sẽ có nhiều bạn sinh viên do không hợp, không quen khẩu vị nên rất khó ăn uống và họ không còn lựa chọn nào khác mà phải tự mình nấu ăn.
Thực tế lúc nào cũng khác xa phim ảnh. Bạn hãy học cách thích nghi, đón nhận những điều tích cực và chấp nhận những điều chưa như ý.
Xem thêm: Kinh nghiệm du học Úc: Cuộc sống, học tập và chi phí
6. Sốc văn hoá ngược
Mặt trái của du học Úc tiếp theo đó là sốc văn hóa ngược. Như bạn đã biết, sốc văn hóa là tình trạng lạ lẫm khi phải tiếp xúc với một nền văn hóa mới.
Sau một quãng thời gian dài sinh sống và học tập tại Úc, bạn đã quen với cách sống của người Úc. Khi trở về Việt Nam, bạn lại cảm thấy không quen với văn hóa của quê nhà. Hiện tượng này được gọi là sốc văn hóa ngược.