Tổng quan về thị thực bảo lãnh vợ/chồng nộp đơn bên trong Úc (Visa 820, 801)

Nội dung

Bạn muốn xin Visa 801/820 Úc để có thể định cư ở đất nước này theo diện kết hôn? Đừng bỏ qua những thông tin và lời khuyên của TNS trong bài viết dưới đây để tự tin chuẩn bị và nộp hồ sơ xin visa Úc sớm nhé!

Visa 801/820 Úc là gì?

Visa đối tác (visa 820, 801) là một loại thị thực dành cho vợ/chồng hoặc bạn đời không chính thức (de facto partner) của công dân Úc, thường trú nhân Úc hoặc công dân New Zealand đủ điều kiện, cho phép họ sinh sống tại Úc. Để được cấp thị thực này, bạn cần nộp đơn xin visa 820 (thị thực tạm trú) và visa 801 (thị thực thường trú) cùng một lúc, và bạn phải có mặt tại Úc khi nộp đơn.

Visa 820 (thị thực tạm trú cho đối tác) cho phép vợ/chồng hoặc bạn đời không chính thức của công dân Úc, thường trú nhân Úc hoặc công dân New Zealand đủ điều kiện được sống tạm thời tại Úc trong thời gian chờ đợi cấp thị thực thường trú. Thời gian lưu trú cho hầu hết ứng viên thường kéo dài từ 15 đến 24 tháng.

Visa 801 (thị thực thường trú cho đối tác) là thị thực cho phép vợ/chồng hoặc bạn đời không chính thức của công dân Úc, thường trú nhân Úc hoặc công dân New Zealand đủ điều kiện được sống lâu dài tại Úc. Thị thực này chỉ dành cho những người đã có visa 820.

Visa 801/820 Úc: Cách xin visa diện kết hôn trong nước Úc

>> Xem thêm: Visa 485 Úc năm 2024: Chi phí, thủ tục, thời gian xin

Ai có thể nộp đơn xin thị thực bảo lãnh vợ/chồng (visa 820, 801)?

  1. Bạn phải từ 18 tuổi trở lên và có mặt tại Úc khi nộp hồ sơ xin thị thực.
  2. Bạn chưa từng bị hủy (cancelled) hoặc từ chối (refused) thị thực Úc trước đây.
  3. Bạn được vợ/chồng hoặc bạn đời của mình bảo lãnh và họ cũng phải từ 18 tuổi trở lên.
  4. Vợ/chồng hoặc bạn đời không chính thức của bạn phải là công dân Úc, thường trú nhân Úc hoặc công dân New Zealand đủ điều kiện.
  5. Bạn phải đáp ứng các yêu cầu về sức khỏe và có nhân phẩm tốt, không có bất kỳ tiền án nào.
  6. Bạn hoặc gia đình bạn (bao gồm cả các thành viên không nộp đơn cùng bạn) không có khoản nợ nào với chính phủ Úc.
Điều kiện xin visa 801/820 Úc
Điều kiện xin visa 801/820 Úc

>> Xem thêm: Visa transit Úc (Visa 771) – Thủ tục xin visa quá cảnh

Quá trình xin thị thực bảo lãnh vợ/chồng (visa 820, 801)

Quy trình xin visa 820/801 Úc
Quy trình xin visa 820/801 Úc

Bước 1: Tìm hiểu điều kiện nộp đơn

  • Bạn cần tìm hiểu các yêu cầu của loại thị thực này để xác định xem mình có đủ điều kiện nộp đơn hay không.
  • Các thông tin cần thiết được cập nhật trên website visa-uc.com hoặc bạn có thể đặt lịch hẹn với Tự Do Team để được tư vấn.

Bước 2: Nộp đơn xin visa 820 và visa 801

  • Chuẩn bị hồ sơ:
    • Tập hợp tất cả giấy tờ theo hướng dẫn ở mục “Những giấy tờ yêu cầu” bên dưới.
    • Dịch thuật công chứng tất cả giấy tờ sang tiếng Anh.
    • Quét (scan) màu tất cả giấy tờ cùng với bản dịch và lưu thành từng tập tin riêng biệt.
  • Nộp đơn trực tuyến:
    • Tạo tài khoản ImmiAccount (truy cập vào liên kết “Đăng ký tài khoản ImmiAccount” ở mục “Liên kết nhanh”).
    • Hoàn thành tờ khai trực tuyến, giai đoạn 1 – thị thực bảo lãnh vợ/chồng (visa 820, 801).
    • Thanh toán lệ phí xin visa.
    • Tải lên các giấy tờ đã chuẩn bị.
  • Sau khi nộp đơn:
    • Theo dõi và nhận thông báo từ Bộ Nội Vụ qua tài khoản ImmiAccount.
    • Cung cấp sinh trắc học (nếu có yêu cầu).
    • Khám sức khỏe.

Bước 3: Nhận kết quả visa 820 (thị thực tạm trú)

  • Sau khi hoàn tất nộp đơn, bạn có thể kiểm tra tình trạng hồ sơ qua:
    • Tài khoản ImmiAccount, email bạn đã đăng ký, hoặc
    • Công cụ kiểm tra Tình trạng hồ sơ dành cho khách hàng của Tự Do Travel.
  • Nếu được cấp thị thực tạm trú Úc (visa 820), bạn đủ điều kiện để tiếp tục xét duyệt thị thực thường trú (visa 801).
  • Nếu được cấp thị thực thường trú (visa 801) ngay sau khi được cấp visa tạm trú (visa 820), bạn sẽ không cần phải làm thêm gì khác.
  • Nếu chưa được cấp thị thực thường trú ngay sau đó để đủ điều kiện định cư tại Úc, bạn cần tiến hành bước 4.
  • Lưu ý: Bạn phải lưu trú tại Úc trong thời gian chờ xét duyệt visa tạm trú (visa 820).

Bước 4: Bổ sung hồ sơ sau 2 năm

  • Chuẩn bị hồ sơ:
    • Tập hợp tất cả giấy tờ theo hướng dẫn ở mục “Những giấy tờ yêu cầu” bên dưới.
    • Dịch thuật công chứng tất cả giấy tờ sang tiếng Anh.
    • Quét (scan) màu tất cả giấy tờ kèm theo bản dịch và lưu thành từng tập tin riêng biệt.
  • Bổ sung hồ sơ trực tuyến: (tối đa 1 tháng trước thời hạn 2 năm kể từ khi được cấp visa 820)
    • Đăng nhập vào tài khoản ImmiAccount.
    • Hoàn thành giai đoạn 2 – đánh giá thị thực thường trú diện bảo lãnh vợ/chồng (visa 801).
    • Tải lên các giấy tờ đã chuẩn bị.
  • Lưu ý: Bạn có thể ở tại Úc hoặc bên ngoài nước Úc trong khi chờ kết quả thị thực thường trú (visa 801).

Bước 5: Nhận kết quả visa 801 (thị thực thường trú)

  • Sau khi hoàn tất quá trình bổ sung hồ sơ, bạn có thể kiểm tra tình trạng hồ sơ của mình qua:
    • Tài khoản ImmiAccount, email bạn đã đăng ký, hoặc
    • Công cụ kiểm tra Tình trạng hồ sơ dành cho khách hàng của Tự Do Travel.

Yêu cầu giấy tờ để nộp hồ sơ

Những giấy tờ cần chuẩn bị cho giai đoạn 1 – nộp đơn xin thị thực bảo lãnh vợ/chồng (visa 820, 801)

1. Hồ sơ cá nhân:

  • Thông báo về người được ủy quyền nộp/nhận hồ sơ (Mẫu đơn 956A).
  • Hộ chiếu gốc còn giá trị sử dụng ít nhất 6 tháng.
  • Hộ chiếu cũ (nếu có).
  • 01 ảnh 4 x 6 cm nền trắng, chụp không quá 6 tháng.
  • Giấy khai sinh.
  • Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân.
  • Sổ hộ khẩu (tất cả các trang có thông tin).
  • Bằng chứng về việc thay đổi tên (nếu có).

2. Hồ sơ lý lịch cá nhân:

  • Phiếu lý lịch tư pháp số 2.
  • Lý lịch tư pháp quốc gia – National Police Certificate do cảnh sát liên bang Úc cấp (nếu bạn đã từng lưu trú 12 tháng trở lên trong 10 năm qua tại Úc kể từ khi đủ 16 tuổi).
  • Giấy chứng nhận cảnh sát – Police Certificates được cấp bởi quốc gia mà bạn đã từng lưu trú 12 tháng trở lên trong 10 năm qua, kể từ khi bạn đủ 16 tuổi (nếu có).
  • Hồ sơ nghĩa vụ quân sự hoặc giấy xuất ngũ (nếu bạn đã phục vụ trong lực lượng vũ trang của bất kỳ quốc gia nào).

3. Hồ sơ chứng minh mối quan hệ:

  • Giấy đăng ký kết hôn hoặc bằng chứng về mối quan hệ sống chung.
  • Thư/bản tường trình về quá trình quen biết nhau của hai người, bao gồm:
    • Thời gian, địa điểm và hoàn cảnh của lần gặp đầu tiên.
    • Cách mối quan hệ của bạn phát triển.
    • Thời điểm đính hôn, kết hôn…
    • Các hoạt động chung.
    • Các giai đoạn chia cách.
    • Các mốc sự kiện quan trọng trong mối quan hệ.
    • Kế hoạch tương lai của hai bạn.
  • Bằng chứng về việc hai bạn chia sẻ các vấn đề tài chính, như:
    • Bất động sản, tài sản khác (xe cộ, …).
    • Tài khoản ngân hàng chung.
    • Các khoản vay, thế chấp, bảo hiểm.
    • Hóa đơn hộ gia đình, các khoản chi tiêu chung, …
  • Bằng chứng cho thấy mối quan hệ lâu dài của hai bạn và việc người khác biết về mối quan hệ này, như:
    • Hình ảnh và các bằng chứng khác về thời gian hai bạn đã dành cho nhau (các kỳ nghỉ, các hoạt động xã hội,…).
    • CD, DVD, thư từ, email, tin nhắn,… mà hai bạn đã liên lạc với nhau.
    • Bằng chứng có liên quan khác.

4. Hồ sơ về các mối quan hệ cũ (nếu có):

  • Bản tường trình chi tiết về (các) cuộc hôn nhân trước đây, bao gồm:
    • Tên và ngày sinh của vợ/chồng trước đây.
    • Địa chỉ nơi cả hai đã sống.
    • Thời gian kết thúc mối quan hệ vợ/chồng.
    • Quyết định ly hôn (nếu bạn đã kết hôn trước đây).
    • Giấy chứng tử của vợ/chồng trước đây (nếu góa vợ/chồng).

5. Hồ sơ người bảo lãnh:

  • Hộ chiếu còn giá trị sử dụng ít nhất 6 tháng.
  • 01 ảnh 4 x 6 cm nền trắng, chụp không quá 6 tháng.
  • Bằng chứng về việc thay đổi tên (nếu có).
  • Lý lịch tư pháp quốc gia – National Police Certificate do cảnh sát liên bang Úc cấp.
  • Bằng chứng về tình trạng cư trú tại Úc (hộ chiếu Úc, giấy nhập tịch Úc, thẻ thường trú nhân Úc,…).
  • Hồ sơ về các mối quan hệ cũ (nếu có).

>> Xem thêm: Xin Visa 101 Úc bảo lãnh con: Thủ tục, chi phí, quy trình

Những giấy tờ cần chuẩn bị cho giai đoạn 2 – Đánh giá thị thực thường trú diện bảo lãnh vợ/chồng (visa 801)

1. Hồ sơ người nộp đơn:

  • Hộ chiếu còn hạn ít nhất 6 tháng.
  • Thông báo về người được ủy quyền nộp/nhận hồ sơ (Mẫu đơn 956A).
  • Lý lịch tư pháp quốc gia – National Police Certificate do cảnh sát liên bang Úc cấp (nếu bạn chưa cung cấp tại thời điểm nộp đơn xin thị thực ở giai đoạn 1).
  • Giấy chứng nhận cảnh sát – Police Certificates được cấp bởi quốc gia mà bạn đã từng lưu trú kể từ sau khi được cấp visa 820 (nếu có).

2. Hồ sơ chứng minh mối quan hệ vẫn đang tiếp tục:

  • Hình ảnh, CD, DVD,… về thời gian hai bạn sống chung.
  • Tài sản, bất động sản, tài khoản ngân hàng chung của hai người.
  • Hóa đơn điện nước, thuê nhà, các khoản vay tín chấp chung,…

3. Giấy tờ chứng minh mối quan hệ:

  • 02 mẫu đơn 888: Tuyên bố về nhận định của bạn bè/gia đình về mối quan hệ của hai bạn. Người điền form phải:
    • Được chứng kiến bởi một cơ quan tư pháp hoặc một cơ quan có thẩm quyền khác.
    • Là công dân, thường trú nhân Úc hoặc là một công dân New Zealand đủ điều kiện trên 18 tuổi.

4. Hồ sơ về việc thay đổi thông tin/hoàn cảnh của bạn (nếu có):

  • Đổi hộ chiếu mới hoặc thay đổi địa chỉ:
    • Mẫu đơn 929 – Thay đổi địa chỉ hoặc hộ chiếu.
    • Hộ chiếu mới (trang chi tiết thông tin cá nhân, có chữ ký).
  • Thay đổi hoàn cảnh cá nhân:
    • Mẫu đơn 1022 – Thông báo về những thay đổi hoàn cảnh cá nhân.
    • Các bằng chứng về việc thay đổi, ví dụ:
      • Giấy khai sinh của con.
      • Giấy chứng nhận con nuôi.
      • Quyết định ly hôn hoặc thỏa thuận ly thân hợp pháp.
      • Quyết định của tòa án về quyền nuôi con.
      • Giấy chứng tử (trong trường hợp vợ/chồng qua đời).
      • Bằng chứng thay đổi tên.

5. Hồ sơ người bảo lãnh:

  • Hộ chiếu (trang chi tiết thông tin cá nhân, có chữ ký).
  • Bằng lái xe Úc.
  • Bản tuyên thệ trước pháp luật về mối quan hệ với vợ/chồng được bảo lãnh – Statutory Declaration – Partner Visa (Sponsor).

Chi phí xin visa 801/820 Úc

Hiện tại, phí xin visa 820/801 của Úc như sau:

  1. Đối với đương đơn nộp visa 820/801:
    • Phí cần phải đóng: 9,095 AUD.
    • Phí visa dành cho người đi kèm:
      • Trên 18 tuổi: 4,550 AUD.
      • Dưới 18 tuổi: 2,280 AUD.
  2. Nếu đương đơn đã có visa 300:
    • Phí cần phải đóng: 1,515 AUD.
    • Phí visa dành cho người đi kèm:
      • Trên 18 tuổi: 760 AUD.
      • Dưới 18 tuổi: 380 AUD.
  3. Ngoài ra, còn có các phí khác:
    • Phí kiểm tra sức khỏe, phí lý lịch tư pháp và sinh trắc học: Khoảng 300 AUD mỗi người.

>> Xem thêm: Visa 191 Úc: Quy trình để định cư diện tay nghề thường trú

Thời gian xét duyệt visa 801/820 Úc

Thời gian Bộ Di trú Úc xét duyệt hồ sơ xin thị thực hôn nhân thường xuyên thay đổi. Hiện tại, thời gian xử lý hồ sơ visa 820/801 như sau:

  1. Visa Úc 820:
    • 50% số hồ sơ xin visa được cấp trong vòng 14 tháng.
    • 90% số hồ sơ xin visa được cấp trong vòng 40 tháng.
  2. Visa Úc 801:
    • 50% số hồ sơ xin visa được cấp trong vòng 9 tháng.
    • 90% số hồ sơ xin visa được cấp trong vòng 29 tháng.

Những câu hỏi thường gặp khi xin visa 801 Úc

Khi xin visa 820 Úc tôi có thể bảo lãnh con mình đi kèm không?

Bạn hoàn toàn có thể bảo lãnh con mình đi kèm khi nộp đơn xin visa Úc. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng nếu muốn bảo lãnh con cùng đến Úc theo diện 820 Chính phủ Úc chỉ chấp nhận khi:
– Con bạn dưới 18 tuổi.
– Nếu con bạn nằm trong độ tuổi từ 18 đến 23 thì sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào bạn.

Một người có thể bảo lãnh vợ/ chồng theo diện thị thực 820 bao nhiêu lần?

Chính phủ Úc quy định rõ mỗi người chỉ có thể bảo lãnh tối đa 2 người diện hôn nhân, 2 lần bảo lãnh cần cách nhau 5 năm tính từ khi nộp hồ sơ xin visa.
Bên cạnh đó, Úc còn yêu cầu thêm trước khi xin bảo lãnh lần 2, bạn cần chứng minh mối quan hệ trước của mình đã chấm dứt hẳn.

5/5 - (101 bình chọn)
Picture of Edward Nguyễn
Edward Nguyễn

Edward Nguyễn đã có gần 10 năm làm việc tại Úc trong lĩnh vực tư vấn luật di trú. Anh tốt nghiệp chuyên ngành tài chính tại University of Technology Sydney (UTS) và luật di trú tại Australian National University (ANU), Úc (mã số đăng ký với Bộ Di Trú Úc MARN 1806068). Edward có kinh nghiệm giải quyết nhiều trường hợp hồ sơ phức tạp từ visa du học, visa bảo lãnh lao động, visa hôn nhân, visa định cư tay nghề cho đến visa đầu tư kinh doanh cho khách hàng đi đến định cư thành công tại Úc. Anh cũng có đủ tư cách pháp lý để giúp khách hàng khiếu nại hồ sơ lên toà AAT - Administrative Appeals Tribunal khi visa bị huỷ hoặc bị từ chối. Ngoài ra Edward Nguyễn là thành viên lâu năm của Viện Di Trú Úc MIA (Migration Institute of Australia).

Bài viết cùng chủ đề: